Vũ Cao
Bảy năm về trước em mười bảy
Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng
Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh lúa
Bữa thì anh tới bữa em sang.
Lối ta đi giữa hai sườn núi
Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi
Em vẫn đùa anh sao khéo thế
Núi chồng, núi vợ đứng song đôi.
Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
Mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn
Ai ngờ từ đó mất tin nhau.
Anh vào bộ đội lên Đông Bắc
Chiến đấu quên mình năm lại năm
Mỗi bận dân công về lại hỏi
Ai người Xuân Dục Núi Đôi chăng.
Anh nghĩ quê ta giặc chiếm rồi
Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi
Mỗi tin súng nổ vùng đai địch
Sương trắng người đi lại nhớ người.
Đồng đội có nhau thường nhắc nhở
Trung du làng nước vẫn chờ trông
Núi Đôi bốt dựng kề ba xóm
Em vẫn đi về những bến sông.
Náo nức bao nhiêu ngày trở lại
Lệnh trên ngừng bắn anh về xuôi
Hành quân qua tắt đường sang huyện
Anh nhớ thăm nhà thăm Núi Đôi.
Mới đến đầu ao tin sét đánh
Giặc giết em rồi, dưới gốc thông
Giữa đêm bộ đội vây đồn Thứa
Em sống trung thành chết thuỷ chung.
Anh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông, bờ cỏ, con đường quen
Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn Đôi mà anh mất em.
Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo
Em còn trẻ lắm, nhất làng trong
Mấy năm cô ấy làm du kích
Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng.
Từ núi qua thôn đường nghẽn lối
Xuân Dục Đoài Đông cỏ ngút đầy
Sân biến thành ao nhà đổ chái
Ngổn ngang bờ bụi cánh dơi bay.
Cha mẹ dìu nhau về nhận đất
Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau
Nứa gianh nửa mái lều che tạm
Sương trắng khuấy dần chuyện xót đau.
Anh nghe có tiếng người qua chợ
Ta gắng mùa sau lúa sẽ nhiều
Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc
Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu.
Nhưng núi còn kia anh vẫn nhớ
Oán thù còn đó anh còn đây
Ở đâu cô gái làng Xuân Dục
Đã chết vì dân giữa đất này?
Ai viết tên em thành liệt sĩ
Bên những hàng bia trắng giữa đồng
Nhớ nhau anh gọi em, đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng.
Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.
Bình bài thơ Núi đôi
Bài thơ là
nỗi xúc động chân thực của tác giả về một câu chuyện có thật ở vùng Xuân Dục
trong kháng chiến chống Pháp. Giọng thơ tự sự đậm đà phong vị dân gian làm đẹp
thêm mối tình kháng chiến, đồng thời tạo xúc động trước sự hy sinh của người
con gái anh dũng.
Mối tình
nên thơ gắn với hoài niệm về thời đẹp nhất của tuổi thanh xuân:
Bảy năm về
trước em mười bảy
Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng
Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng
Tác giả dẫn
dắt vào không gian trong veo hương đồng nội, với những địa danh thân thương gắn
kết đôi bạn trẻ: Xuân Dục, Đoài Đông, Núi Đôi…giản dị và tự nhiên tạo thành
thương nhớ. Tình người, tình đất, tình quê lồng vào nhau:
Em vẫn đùa
anh sao khéo thế
Núi chồng núi vợ đứng song đôi
Núi chồng núi vợ đứng song đôi
Câu chuyện
tình hết sức riêng tư, chân thật đã được gắn vào với hoàn cảnh quê hương ngày
giặc chiếm đã đan cài vào đó bao tâm trạng uất nghẹn căm hờn và lo lắng bồn
chồn của người dân núi Đôi. Cảm xúc này từng được diễn tả trong bài Đất Nước (1955) của Nguyễn Đình Thi:
Những đêm
dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Từ tâm
trạng chàng trai trong bài thơ, ta thêm hiểu vẻ đẹp tâm hồn anh bộ đội trong
kháng chiến chống Pháp luôn thắm đượm ân tình với quê hương, người thân. Tâm
hồn người chiến sĩ luôn tồn tại một không gian hoài niệm, nhung nhớ đến cháy
lòng – khơi lên tình cảm yêu thương và căm hờn trong lòng chiến sĩ, làm rõ vẻ
đẹp giàu chất nhân văn. Lời dẫn chuyện của Vũ Cao tái hiện nguyên vẹn không khí
những ngày kháng chiến, đánh thức bao cảm xúc của một thời bi hùng mà cũng ắp
tràn thương nhớ của bao người. Sự hiện diện thường trực của hình tượng núi Đôi
xuyên suốt những ngày chiến đấu là cách cắt nghĩa trọn vẹn ân tình với quê
hương và thổi bùng ngọn lửa tình yêu mãnh liệt với cô gái Xuân Dục. Bao tâm
trạng được diễn tả: khắc khoải ngóng đợi, “trăm nghìn căm uất”, náo nức ngày
trở lại. Tự thân những lời thơ đã làm đẹp thêm bao nhiêu bóng hình người yêu
trong tâm tưởng người chiến sĩ:
Núi Đôi bốt
dựng kề ba xóm
Em vẫn đi về những bến sông?
Em vẫn đi về những bến sông?
Chính vì
vậy mà nỗi đau xót sẽ làm người đọc càng day dứt, như một sự tích tụ để vỡ oà
trước sự mất mát. Hơn bao giờ hết, người đọc nhận ra tội ác của kẻ thù một cách
cụ thể đến từng số phận: bắt đầu từ sự xuất hiện của chúng là một dự cảm mơ hồ,
tiếc nuối:
Mới ngỏ lời
thôi đành lỗi hẹn
Đâu ngờ từ đó mất tin nhau
Đâu ngờ từ đó mất tin nhau
để rồi trở
thành sự ngóng đợi thắc thỏm: sương trắng người đi lại nhớ người. Mong đợi cháy bỏng đến khi thành
hiện thực thì lại phải đối mặt với nỗi đau lớn nhất “giặc giết em rồi, dưới
gốc thông”.
Nỗi đau vụt
đến quặn xé đã được diễn tả xúc động:
A nh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông, bờ cỏ, con đường quen
Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em!
A nh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông, bờ cỏ, con đường quen
Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em!
Hình ảnh kỷ
niệm yêu thương đã vụt biến thành chứng tích đau thương, nỗi đau rất thật ấy
không của riêng ai bởi không chỉ là sự mất mát của anh mà là của cả quê hương,
bởi “em sống trung thành, chết thủy chung”. Đó không hề là cảm giác bi
lụy mà mang tính chất bi kịch, giúp người đọc ý thức được giá trị của chiến
thắng. Nỗi đau càng lớn hơn khi được kể lại, nhưng sự vô tình ấy lại làm ta
nhận rõ về người liệt sĩ - người yêu của anh chiến sĩ:
Mấy năm cô
ấy vào du kích
Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng?
Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng?
Mỗi lời kể
như dao cứa vào tim, nhưng lạ thay lại làm ta thêm yêu mến, trân trọng người
con gái sắt son anh dũng. Nỗi đau riêng hoà vào nỗi đau chung, ta hiểu thêm hơn
về bản chất của tình yêu trong kháng chiến, với những con người bình thường mà
cao cả đã vượt lên tình riêng, sẵn sàng cống hiến tất cả cho quê hương. Hình tượng
người con gái Núi Đôi còn để lại suy ngẫm sâu sắc về sự hy sinh. Đó không phải
là mất mát bình thường mà có khả năng biến đau thương thành sức mạnh. Bóng hình
người con gái hoà vào bóng hình quê hương, thúc giục tâm tư của người còn sống,
thành ý chi và quyết tâm vượt lên bất hạnh, hồi sinh sự sống. Với ý nghĩa đó,
cô gái núi Đôi đã thành biểu tượng bất tử:
Cha mẹ dìu
nhau về nhận đất
Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau
Nứa gianh nửa mái lều che tạm
Sương nắng khuây dần chuyện xót đau
Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau
Nứa gianh nửa mái lều che tạm
Sương nắng khuây dần chuyện xót đau
Tình yêu bị
kẻ thù hủy hoại nhưng không hề suy xuyển, mà hoà thành tình yêu lớn lao với quê
hương, xóm làng, cha mẹ…Quê hương hồi sinh, đau xót nguôi ngoai nhưng không đem
đến với con người sự quên lãng mà đã nhân lên thành tình cảm cách mạng, thành
lời thề thiêng liêng trước Núi Đôi:
Nhưng núi
còn kia, anh vẫn nhớ
Oán thù còn đó, anh còn đây
Và: Nhớ nhau anh gọi: em, đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng
Oán thù còn đó, anh còn đây
Và: Nhớ nhau anh gọi: em, đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng
Nhân vật
trữ tình trong bài thơ đã hoá thân vào “vạn tấm lòng”, tình cảm nâng tầm
thành tình cảm cách mạng. Tác giả không hề mô tả nước mắt trước bi kịch mà hình
dung ra cuộc chiến đấu của người chiến sĩ lấp lánh ánh sáng bất tử của người
con gái núi Đôi – sao trên mũ là sao sáng dẫn đường, em là hoa trên đỉnh núi thơm mãi bốn mùa. Làn hương ấy, vẻ đẹp ấy còn kết đọng mãi trong lòng
người, nhắc mãi vẻ đẹp kết tinh từ những ngày chống thực dân Pháp hào hùng để
làm nên sức mạnh chiến đấu chống đế quốc Mỹ, hướng về tương lai toàn thắng của
quê hương./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét