Vì sao khi ngủ nhiều
hơn thì lại mệt hơn? Mẹo ngủ 5 phút tương đương với 6h
90% người dân không
biết cách ngủ như thế nào là tốt! Nên ngủ thế nào để khi thức dậy bạn thấy tràn
đầy năng lượng? Bạn có biết, một người chỉ cần ngủ hai giờ là đủ? Nếu thế bạn
sẽ thắc mắc tại sao mọi người vẫn cảm thấy rằng phải ngủ 7 hay 8 tiếng một
ngày? Thực ra đó chỉ là thói quen nghỉ ngơi được dưỡng thành từ nhỏ. Chúng ta
không cần thời gian ngủ quá nhiều!
Thực tế cho thấy 3 phút
ngủ thực sự chất lượng vào buổi trưa là bạn có thể tính táo như vừa ngủ được 2
giờ ở thời điểm khác, đặc biệt là đối với những người thực hành thiền định
trong các môn phái khí công. Xét về chất lượng giấc ngủ thì tại cung giờ Tý
(23h đêm – 1h sáng), nếu bạn ngủ 5 phút là tương đương với 6h ngủ ở các giờ
khác. Cung giờ 11h – 1h trưa cũng có hiệu quả tương tự. Như vậy, bạn nhất định
nên ngủ vào giờ Tý. Cho dù bạn có việc phải thức khuya hoặc bị chứng mất ngủ
thì bạn cũng nên cố gắng ngủ trong giờ đó, dù chỉ là 20 phút thì bạn cũng nhất
định phải tự dỗ mình ngủ vào giờ đó.
Tương tự như nguyên lý
chuyển động của vũ trụ, địa cầu, kinh dịch, nguyên lý cân bằng âm dương mà bạn
có thể cảm nhận được một nguồn năng lượng chạy từ tim xuống vùng đan điền (nơi
bụng dưới) khi bạn ngủ đúng và đủ giấc. Đó có thể gọi là “Thủy Hỏa đều được bồi
bổ”, và bạn sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn gấp trăm lần.
Nếu bạn ngủ vào lúc trời
gần sáng thì rất dễ bị váng đầu vào ngày hôm đó. Nếu sau 12h30 giờ đêm (giờ Tý)
mà bạn vẫn chưa ngủ thì sẽ rất không tốt, và càng nghiêm trọng hơn nếu bạn vẫn
thức cho đến 4-5 giờ sáng. Từ 5-6 giờ sáng là thời điểm bạn phải kết thúc giấc
ngủ của mình. Nếu bạn lại cố ngủ bù vào lúc 5-6 giờ sáng bạn rất dễ bị váng đầu
cả ngày hôm đó. Người thường phải thức đêm làm việc nên cố gắng ngủ vào giờ Tý,
ít nhất là nửa giờ cho dù là việc đại sự gì cũng phải cố gắng ngủ.
Những người bị mất ngủ,
đến 12h đêm vẫn chưa ngủ thường trằn trọc trên giường mãi không ngủ được, đến
khi muốn ngủ thì trời đã sáng. Kết quả là đầu óc cứ bị mê muội đến tận chiều
hôm sau. Những người bị mất ngủ và có cảm giác ngủ chưa đủ là bởi vì người đó
thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về giấc ngủ.
Phương pháp ngủ
Giống như các quy tắc
giao thông, người không hiểu về giấc ngủ rất dễ gặp các sự cố như trên. Bạn
phải luôn nhớ rằng: Ngủ cũng có quy tắc. Từ 23h đến 3h sáng (giờ Tý và giờ Sửu)
là lúc lá gan hoạt động mạnh nhất. Mật từ gan sẽ được tiết vào máu: “Nằm xuống
thì máu chảy về gan, đứng dậy thì máu chảy đi”. Bạn nên bắt đầu đi nằm từ 22h,
lặng lẽ không nói chuyện, giấc ngủ tự nhiên sẽ đến khoảng 23h. Mật từ gan tiết
vào máu, lọc bỏ chất độc, chất thải, làm cho huyết dịch trở nên tươi mới, trong
sạch. Như thế đến 100 tuổi cũng không có bệnh viêm gan hay sỏi mật. Người phải
thức đêm quá nhiều, mật từ gan sẽ không được đưa đủ vào máu, huyết dịch tự
nhiên không được thải độc, không được làm sạch, mật trong gan cũng không cách
gì dược tiết ra đều đặn. Dễ gây ra sỏi mật, u nang, viêm gan B đại tam dương
(có 3 phản ứng dương tính trong 5 xét nghiệm viêm gan B) và viêm gan B tiểu tam
dương (biến thể của đại tam dương).
Ở châu Âu, bình quân cứ
4 người thì có 1 người mắc bệnh về gan. Nguyên nhân của tình trạng này là vì
chưa hiểu nguyên nhân và chưa biết cách ngủ đúng. Nửa giờ trước khi đi vào giấc
ngủ, bạn không nên nói chuyện, vì khi nói chuyện, thì kinh động đến phổi, tiếp
đến là tâm cũng bị kinh động dẫn đến trạng thái hưng phấn của não bộ, lúc đó
bạn sẽ rất khó chìm vào giấc ngủ.
Giờ Hợi: 21:00 đến 23:00
Ở cung giờ Hợi, ba kinh
mạch chính của cơ thể hoạt động rất mạnh, làm thông hàng trăm kinh mạch khác
(Đông y gọi ba kinh mạch này là tam tiêu, gồm thượng tiêu, trung tiêu và hạ
tiêu. Thượng tiêu là lưỡi, thực quản, tim phổi; trung tiêu là dạ dày; hạ tiêu
là ruột non, ruột già, thận và bàng quang). Ngủ vào giờ Hợi thì trăm mạch đều
được nhu dưỡng. Những người sống trăm tuổi thường có thói quen đi ngủ trước
21:00 giờ. Phụ nữ nếu muốn kéo dài tuổi thanh xuân thì nên đi ngủ sớm vào giờ
Hợi.
Khi ngủ nên đóng cửa
sổ, không bật quạt, không bật điều hòa, nếu không thì có thể phát sinh nhiều
bệnh cho bản thân. Bởi vì khi người ta đang ngủ, khí huyết lưu thông chậm chạp,
nhiệt độ cơ thể hạ thấp. Bề mặt mặt ngoài cơ thể sẽ hình thành một lớp khí dương
bao bọc, tác dụng của lớp khí dương này có thể gọi là “Quỷ mị bất xâm”. Vì sao
như thế? Là vì khi dương khí sung mãn khắp cơ thể, ngủ sẽ không gặp ác mộng, và
không gì có thể xâm nhập. Mở điều hòa không giống với bật quạt hay mở cửa. Mở
cửa thì gió xâm nhập vào gân, nhưng nếu mở điều hòa thì hàn lạnh có thể xâm
nhập vào tận xương. Kết quả là đến sáng tỉnh dậy thì mặt vàng, phía sau cổ cảm
giác bị tê cứng, khớp xương đau nhức, thậm chí có người phát sốt. Đó gọi là
phong hàn đã xâm nhập đến gân và xương khớp, làm cho khí trong cơ thể bị tổn
thương. Hiệu quả tốt nhất khi ngủ là không mở điều hòa, không bật quạt, các cửa
phòng đóng kín. Nếu thời tiết nóng thì có thể mở cửa chính khi ngủ, nhưng hiệu
quả kém hơn một chút nhưng chắc chắn là không bị hiện tượng tê cứng cổ uể oải
vào sáng hôm sau.
Bạn cố gắng đi ngủ sớm
nhưng sau đó vẫn bắt đầu giấc ngủ muộn như thế có thể bị thiếu dương khí, sáng
hôm sau nhất định là thấy mệt mỏi, vô lực. Có người mở điều hòa ở phòng khách
rồi mở cửa phòng ngủ thì cũng không khác gì lắm so với việc mở điều hòa ở phòng
ngủ. Mở điều hòa như thế thì hàn lạnh sẽ tiến nhập vào xương cốt cho nên trong
người bị lạnh, trong xương tủy bị lạnh. Vậy thì bổi bổ dương khí như thế nào?
Cần bổi bổ để trong xương tủy không còn lạnh, tăng hỏa khí để đẩy hàn ra ngoài
và luôn nhớ rằng: ngủ cần đóng cửa, không mở điều hòa, không bật quạt để bảo hộ
dương khí của cơ thể.
Lá gan bị bốc hỏa, hay
dạ dày có vấn đề sẽ xuất hiện hiện tượng ngủ bất an. Nếu là dạ dày bị hàn thì
người đó thiếu dương khí, hoặc do uống nhiều trà xanh. Dạ dày bị hàn làm người
ta ngủ không ngon giấc. Trường hợp dạ dày bị nhiệt nóng, nhiệt bốc lên làm cho
miệng thở gấp, như thế người ta cũng ngủ không ngon giấc. Một trường hợp khác
nữa là dạ dày bị khô, thiếu nước (táo), như thế sẽ làm cho miệng lưỡi khô ráp,
háo nước.
Nếu dạ dày bị đầy khí
hư, bụng sẽ trướng, như thế cũng làm cho ngủ không ngon. Các tình huống liên
quan đến khí trong dạ dày gây cảm giác chán ăn. Có người ăn quá nhiều hải sản,
cá, gà làm cho dạ dày bị quá tải, không thể tiêu hóa hết cho nên ngủ cũng không
ngon giấc. Nó làm cho bụng trướng, phình, bạn sẽ lật đi lật lại mãi nhưng không
ngủ được. Nếu dạ dày của bạn có quá nhiều khí hư, người sẽ đổ mồ hôi lạnh và
ngủ cũng không ngon. Những nguyên nhân từ dạ dày như thế làm cho giấc ngủ của
bạn không ngon.
Lúc ngủ tứ chi cần được
giữ ấm Bởi vì tứ chi là thuộc dương như mọi người đã biết. Tứ chi không ấm thì
nhất định là thận dương hao tổn. Rất tốt nếu trước khi ngủ bạn ủ ấm được tay
chân, rốn và cả vị trí Hội Âm (giữa hậu môn và bộ phận tiểu tiện).
Phương pháp ngủ thì có
thể tùy từng người để áp dụng. Dưới đây giới thiệu 3 phương pháp để có giấc ngủ
ngon
1) Ngồi xếp bằng trước
khi ngủ
Ngồi xếp bằng tự nhiên
trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau để nhẹ trên đùi, hít thở tự nhiên, cảm
nhận các lỗ chân lông hô hấp theo từng nhịp từng nhịp nhẹ nhàng. Khi thấy ngáp
chảy nước mắt là đã đạt hiệu quả tốt nhất, lúc đó chỉ cần ngả lưng xuống liền
có thể ngủ.
2) Nằm ngửa, hít thở tự
nhiên, cảm giác hơi thở như gió xuân
Xoa bóp ngón chân cái
rồi lần lượt xoa bóp các ngón chân khác cho đến khi thấy nóng (hòa tan), xoa
bóp lên bắp chân, đùi. Nếu hết một lượt mà vẫn còn tình táo thì quay lại xoa
bóp các lượt tiếp theo, làm cho đến lúc thấy buồn ngủ.
3) Nằm nghiêng bên
phải, tay phải nắm tai phải để chìm vào giấc ngủ nhanh
Lóng bàn tay phải là
hỏa, tai phải là nước, thế nằm như trên sẽ hình thành cơ chế thủy hỏa tức tế
(thủy hỏa tiếp xúc nhau). Khi đó trên cơ thể hình thành cơ chế tâm thận tương
giao. Thời gian lâu có thể dưỡng tâm ích thận. Nhất định phải đi ngủ sớm. Mùa
đông không ngủ quá 6 tiếng. Mùa xuân, hạ, thu cần phải tranh thủ ngủ sâu trong
5 tiếng.
Cơ thể người trong cung
giờ Dần (3h-5h sáng) là lúc kinh mạch của phổi hoạt động mạnh, đó cũng là thời
điểm để rời khỏi giường, lúc đó có thể làm cho khí trong phổi được giãn ra. Cần
hít thở dài và chậm để dương khí khi đi vào cơ thể êm thuận, hoàn thành sự trao
đổi chất, loại bỏ được hết trọc khí (khí xấu) làm cho phổi được thanh lọc. Có
như vậy thì hỗ trợ và dưỡng phổi thuận theo dương khí từ sự vận động của mặt
trời, làm cho cơ thể bắt đầu một ngày mới với dương khí sung mãn. Nếu không cơ
thể sẽ mất cơ hội tốt và sẽ rất khó phát động dương khí, dương khí sẽ xuống hạ
bộ thân thể, và không thể được sinh ra từ dưới mệnh môn. Như vậy sẽ tạo thành
sự mất cân bằng về khí, làm tổn hại đến đến thể chất và tinh thần của bạn.
Thời điểm từ 5h-7h sáng
là lúc kinh mạch ở đại tràng hoạt động mạnh nhất. Cơ thể người lúc này cần phải
được bài xuất tất cả xú uế ra ngoài. Nếu bạn không thể dậy nổi giường vào lúc
này thì đại trạng không kích hoạt đầy đủ và không cách nào hoàn thành tốt công
năng trục xuất khí chất thải. Như thế sẽ hình thành độc tố đi vào cơ thể gây
nguy hại cho huyết dịch cũng lục phủ ngũ tạng khác.
Từ 7h-9h sáng là lúc
kinh mạch ở dạ dày hoạt động mạnh nhất (nhất vượng)
Từ 9h-11h sáng là lúc
kinh mạch ở tỳ vị hoạt động mạnh nhất. Lúc này cơ thể người có thể tiêu hóa và
hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Nếu bạn chưa rời khỏi dường thì dịch dạ dày sẽ
tích tụ nhiều làm ăn mòn, lở loét dạ dày, cơ thể tại thời điểm hấp thu tốt nhất
lại không được tiếp nhận dinh dưỡng. Từ xưa tới nay, việc tích tụ dịch ở dạ dày
sẽ gây ra bệnh tật và không thể tiêu hóa tốt, trung khí (khí trong dạ dày) sẽ
rối loạn.
Nhất định không được
nằm ỳ! Ngủ nướng sẽ khiến bạn bị váng đầu, cảm giác mỏi mệt không chịu nổi,
luôn có cảm giác ngủ không đủ. Bạn hãy ứng đúng thời điểm để rời giường. Trong
lịch sử có rất nhiều vĩ nhân đều có thói quen dậy từ 3h-4h sáng ví dụ như
Washington (Hoa Thịnh Đốn), Cầm Phá Luân, Khang Hi Hoàng đế… Mặt khác, việc dậy
sớm có thể gia tăng hiệu quả làm việc, tục ngữ nói: “Ba ngày sáng sớm, một ngày
công”. Y học hiện đại cũng đã chứng minh, người ngủ sớm dậy sớm thường có ít áp
lực về tinh thần, không dễ gặp các loại bệnh về tinh thần. Bạn cũng không nên ra
ngoài luyện tập lúc quá sớm, bởi vì lúc đó mặt trời chưa mọc, dưới đất các dòng
khí xấu (trọc khí) tích tụ trên đường bắt đầu bốc lên. Những khí này có thể gây
tổn thương nghiêm trọng tới thân thể.
Dưỡng thân thể có 3
việc lớn: một là giấc ngủ, hai là bài tiết, ba là ăn uống. Còn lại, để bắt đầu
cuộc sống hàng ngày thì trang phục và các thứ khác chỉ là phụ trợ. Trong 3 việc
lớn đó, thì giấc ngủ là đệ nhất. Đối với người mà việc ăn uống vào dạ dày (ẩm
thực) không đúng thì buổi tối giấc ngủ không yên, lúc đó hãy cố gắng tập trung
vào việc thứ hai đó là bài tiết. Ăn uống mà không bài tiết thì bụng làm việc
quá độ, dạ dày tất nhiên bị tổn thương, hấp thu dinh dưỡng ngày càng giảm. Ngủ
phải lấy tinh thần làm chủ, tinh thần phải lấy an tâm làm chủ, tùy theo tuổi tác,
người tráng niên ngủ nhiều nhất là 7-8 tiếng, ngủ nhiều thì váng đầu chóng mặt,
mặt đỏ mắt trướng, tứ chi mềm nhũn. Trẻ nhỏ có thể ngủ 8-9 tiếng đồng hồ mà
không ngại nhưng người già hoặc người bệnh thì ngủ 6 tiếng là đủ.
Giấc ngủ thực sự rất
trọng yếu! Vì nó không chỉ làm cho thân thể khỏe mạnh mà còn làm cho tinh thần
trở nên phấn chấn. Hãy khởi đầu ngày mới mỹ hảo bằng cách đi ngủ sớm một chút
nhé!
Theo cmoney.tw
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét