Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

HỌA " QUA ĐÈO NGANG " ( Bản mới )




Giáo sư Lê Văn Đặng chuyển sang chữ nôm




Bài họa của Cụ Phạm Toàn:

Họa 1 – Đánh Dân Bênh Giặc

Bước tới Đèo Ngang gặp mã-tà
Canh phòng che chở Formosa
Lăm lăm khiên, gậy, vài ngàn đứa
Che chở bên trong Khựa vạn nhà
Thây kệ ngư dân đà mất biển
Thuyền úp phơi bờ hệt tha ma
Ngửa mặt hỏi Trời cao tím tái:
Khi mô tống cổ hết giặc Hoa? 


Họa 2 – Trả lời Thanh Quan

Gặp chị Thanh Quan lúc xế tà
Chị hỏi chi mô Formosa
Lom khom ai đó vô vàn đứa?
Thưa chị: Tàu ô mấy vạn nhà
Sao chẳng thấy thuyền câu lướt biển?
Thưa chị thuyền bè đã ra ma
Ôi đất nước mình ai xơi tái?
Dạ, thưa: giặc cũ tên Trung Hoa! 


Họa 3 – Tài-Môi qua Đèo Ngang

Cũng đến Đèo Ngang lúc xế tà
Xế hộp rúc vào Formosa
Lưng khom xin gặp vài ba đứa
Bị chúng đuổi xua giạt khỏi nhà!
Rón rén hỏi ăn con cá biển
Rằng ăn có muốn chết ra ma?
Thôi thôi thây kệ đời xơi tái
Xế hộp cho ta, biển cho Hoa! 


Họa 4 – Kẻ Phàm ở Đèo Ngang

Họp báo Đèo Ngang đến xế tà
Tên Phàm đại diện Formosa
Báo hại nghển dài vài chục đứa
Tên Phàm nhếch mép sủa mấy nhà
Chọn thép, hay là chọn cá biển?
Chọn gì thì cũng “Tỉu nhà ma”
Đừng hỏi kẻ Phàm điều quan tái!
Vì ta đại diện cả Trung Hoa! 


Họa 5 – Trách nhiệm ở Đèo Ngang

Quốc Hội bàn xuông đến xế tà
Kim Cự phải khai Formosa
Ký kết duyệt rồi dăm bảy đứa
Bôi trơn đâu chỉ đến một nhà?
Ngậm miệng mắc quai đành mất biển
Há mồm không khạc nổi xác ma
Để hận giống nòi đời tê tái
Đem dâng đất nước biếu người Hoa!



Bài họa của cụ Phan Tự Trí

TRỜI NGHIÊNG

Bao tháng Trời Nghiêng bóng chẳng tà
Chim còn đâu nữa để mà sa
Đau thương biển chết đau tan nước
Xót cảm cá tiêu xót nát nhà
Giày mả... bọn Tàu quân ác quỷ
Rước voi... bầy Lại lũ tà ma
Kỳ Anh Vũng Áng ... Ôi Cồ Việt
Không lẽ muôn đời chẳng thoát Hoa.


9-8-2016

Bài họa của cụ Đỗ Sanh

Đứng lặng Đèo Ngang mắt lệ nhòa,
Mịt mùng khói tỏa Focmoxa,
Còn đâu Vũng Áng_ Kiêu hùng Việt,
Kỳ Anh_ Mảnh đất của Ông cha,
Nhung nhúc quan tham đua bán nước,
Cùng bầy Tàu Khựa-_ lũ tà ma,
Hồn thiêng đất nước xin chứng giám,
Non sông _Đất Việt: sạch lũ Hoa


Hai bài họa của Cụ Hà Sỹ Phu:

HSP họa bài thơ “Tân Đèo Ngang” của Khuyết danh

Bài 1: ĐÈO CAO NHÌN RÕ CHÍNH TÀ

Tỉnh dạy mà phân chính với tà
Một thời gió táp với mưa sa
Lom khom nịnh thối dư ngàn đứa
Lẫm liệt danh thơm thiếu một nhà
Nhớ nước nên khơi lòng ái quốc
Thương nhà phải diệt lũ yêu ma
Nội phản-ngoại xâm giờ đã tỏ
Hết giặc vườn xuân mới nở hoa 


Bài 2: CHỐNG TÀU KHỰA ĐỂ GIỮ TÌNH VIỆT- HOA

Lại tới đèo Ngang lúc xế tà
Một vùng Tàu Khựa sáng sao sa
Theo nghề, bám biển thưa vài chiếc
Thất nghiệp, rời quê chắc vạn nhà
Thòng lọng Thành Đô- mưu xích quỷ!
Môi trường Hà Tĩnh- bãi tha ma !
Chặn tay giặc cướp say Bành trướng
Đắp lại tình dân Việt với Hoa.

Bài họa của Cụ Phạm Đức Quý:

Bước tới Đèo Ngang nước mắt nhòa
Nhìn vùng nhượng địa Fomosa
Khói tuôn xám xịt tàn trăm họ
Nước thải đen ngòm hại bách gia
Tàu Khựa vạn thằng sang lập nghiệp
Dân Nam nghìn hộ chuyển đi xa
Cá tôm chết hết dân điêu đứng
Vũng Áng đâu còn đất của ta !  


Chùm bài họa của các cụ chưa cho biết quý danh:


Lãnh đạo nào đây ám phải tà
Mời Tàu đến dựng For mô sa
Độc dây cá chết phơi đầy bãi
Bệnh nhập dân mang rải mọi nhà
Vũng Áng sắp thành nơi tử địa
Kỳ Anh chuẩn bị bãi tha ma
Cha ông suốt bốn nghìn năm giữ
Nước Việt bây giờ bỗng hóa Hoa


Chả lẽ không hay bọn Khựa tà
Sao còn đi rước For mô sa
Thù xưa chỉ vảng ngoài biên ải
Giặc cũ giờ găm trước cổng nhà
Tôm cá phơi thây đà trắng kiếp
Dân tình rỗng ruột sắp xanh ma
Cha ông Bắc thuộc không làm được
Con cháu tiền nhiều chúng nạp ta \

ĐAU VÌ HOA

Một dải Đèo Ngang đã ám tà
Vì trong một ổ Formosa
Thương thay Vũng Ánh hơn ngàn xóm
Khốn đốn Kỳ Anh cỡ vạn nhà
Cá chết bạt ngàn như trúng dịch
Người sầu vô tận tựa đưa ma
Dừng chân,cám cảnh, lòng đau xót
Nước Việt mình đây hay nước Hoa?  


Họa bài “ Qua đèo Ngang”
Của Đinh Bá Truyên

Tới chốn đèo Ngang lúc ác tà
Lặng nhìn non nước lệ tuôn sa
Bầy Ngô mặt ngố toàn dân khựa
Chữ Hán bảng treo suốt dẫy nhà
Miệng lưỡi líu lô mồm “hảo hảo”
Cõi lòng chất chứa “Tửu nhà ma”
Hỡi ai rước tượng rày non tổ
Chớ bỏ giống nòi nhập giống Hoa 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét